Công nghệ in lụa là gì? Lịch sử, ưu nhược điểm và phân loại

Được biết đến là một phương pháp in ấn truyền thông, lâu đời đến nay in lụa đã và đang mang lại nhiều lợi ích vượt trội, riêng biệt trong lĩnh vực in ấn. Cùng in hiểu sâu hơn về công nghệ in này qua bài viết sau nhé!

>>>> XEM NGAY: 100+ Mẫu in túi vải không dệt đẹp, mới và chất lượng nhất 2024

1. Đôi nét về phương pháp in lụa

1.1. In lụa là gì?

In lụa hay còn gọi là in lưới là kỹ thuật in ấn dựa trên nguyên lý mực sẽ được thấm vào vải qua tâm lưới in và dính trên bề mặt ấn phẩm. Khuôn in thường được làm bằng lụa hoặc polyester căng chặt trên khung, các vùng không in sẽ được che phủ bằng lớp keo. Sau khi in, mực sẽ thấm qua lưới và vật liệu tạo hình ảnh sắc nét, bền màu. In lưới có thể sử dụng được trên nhiều loại vật liệu khác nhau như vải, nhựa, giấy, gỗ hoặc kim loại đều mang lại đồ bền cao và màu sắc hiển thị chính xác.

In lụa hay còn gọi là in lưới
In lụa hay còn gọi là in lưới

1.2. Lịch sử phát triển của kỹ thuật in lưới

Công nghệ in lụa có nguồn gốc từ Trung Quốc, khi ấy người ta sử dụng lưới tơ tằm để tạo các bản in đơn giản trên sau. Sau đó, phương pháp này đã lan sang Nhật Bản và các nước Châu Á khác, in lưới đã được phát triển hơn và ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ. 

Công nghệ in lưới có nguồn gốc từ Trung Quốc
Công nghệ in lưới có nguồn gốc từ Trung Quốc

Đến thế kỷ 18, in lụa được du nhập vào châu Âu nhưng mãi đến đầu thế kỷ 20 công nghệ in này mới thực sự bùng nổ mạnh nhờ sự cải tiến về công nghệ và sự ra đời của mực in chuyên dụng. Đây có thể coi là bước ngoặt lớn mở đường cho sự ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau đặc biệt là in quảng cáo, thời trang và nghệ thuật. 

Đặc biệt, sau thế chiến thứ hai phương pháp in lưới trở thành công nghệ in chủ lực bởi khả năng in trên nhiều bề mặt khác nhau mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành in ấn hiện đại. 

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: [MỚI NHẤT] Báo giá in túi vải không dệt đầy đủ chi tiết 2024

1.3. Ưu nhược điểm trong kỹ thuật in lưới

Ưu điểm Nhược điểm
Chi phí thấp, không cần đầu tư về trang thiết bị, máy móc.

Dễ thực hiện, in ấn

In được trên nhiều bề mặt chất liệu khác nhau

Màu in đều, sắc nét, chất lượng tốt mang lại giá trị thẩm mỹ cao. 

Phù hợp in ấn với số lượng lớn.

Tốn nhiều thời gian bởi mỗi khuôn in chỉ in sử dụng 1 gam màu

Tốn nhiều chi phí khi in số lượng ít, in nhiều màu 

Khó in được các màu chuyển sắc

Giới hạn về độ phân giải hơn so với các kỹ thuật in khác

Khi in các chi tiết nhỏ, phức tạp thì in lưới sẽ không đạt được độ chính xác cao. 

Vì có độ bám cực cao lên cần cẩn thận trong quá trình in để mực không bị lem ra ngoài.

2. Phân loại

2.1. Dựa trên hình dạng của khuôn in

Dựa trên hình dạng của khuôn được chia làm 2 dạng: 

  • Khuôn in dạng tròn: Khuôn này thường được sử dụng in trên những vật liệu có độ cong như cốc, gốm sứ, chén, bình thủy tinh…
  • Khuôn in phẳng: Thường được sử dụng phổ biến trong in ấn các ấn phẩm truyền thông, các thông tin, nội dung, thông điệp và hình ảnh về sản phẩm. 
Phương pháp in lưới được chia là làm 3 loại khuôn in
Phương pháp in lưới được chia là làm 3 loại khuôn in

2.2. Về cách in

Dựa theo cách in được chia làm ba hình thức là in lụa phá gắn, in trực tiếp và in dự phòng.

Với in lụa phá gắn thường được dùng có những ấn phẩm có sẵn màu nền đảm bảo rằng màu sắc, hình ảnh được in lên không bị nhòe, lem màu. Đối với những chất liệu cần in màu trắng hoặc vàng chủ yếu được sử dụng theo phương pháp in lưới trực tiếp. In dự phòng sẽ được áp dụng trong trường hợp các ấn phẩm không in được theo phương pháp in phá gắn. 

Hình in cho độ sắc nét và đều màu cao
Hình in cho độ sắc nét và đều màu cao

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Tổng hợp các mẫu túi đựng quà tết, quà tặng sự kiện mới nhất

2.3. Dựa trên phương pháp in

  • Khuôn in lụa tự động là phương pháp in ấn sử dụng hoàn toàn 100% bằng máy móc hiện. Phương pháp này giúp gia tăng số lượng thành phẩm trong thời gian ngắn và hình ảnh in ấn được chính xác, sắc nét hơn. 
Dựa trên phương pháp in được chia làm 3 loại: thủ công-bán/tự động
Dựa trên phương pháp in được chia làm 3 loại: thủ công-bán/tự động
  • Đối với khuôn in bán tự động: sử dụng máy móc hỗ trợ quá trình kéo mực, giúp tăng tốc độ sản xuất và giảm công sức người lao động. Phương pháp này thường được sử dụng trong các xưởng in vừa và nhỏ với yêu cầu in ấn số lượng trung bình trên các ấn phẩm túi vải, hộp giấy hoặc các ấn phẩm quảng cáo.
  • Khuôn in lụa thủ công: Đây là phương pháp truyền thống được thực hiện 100% thủ công, thường được sử dụng cho các đơn hàng nhỏ hoặc các sản phẩm cần tính tỉ mỉ, độc đáo. 

3. Công nghệ in lụa cần có những dụng cụ nào?

Công cụ Ý nghĩa
Khung lưới Đây là bộ phận quan trọng nhất trong công nghệ in lưới, quyết định độ sắc nét, chi tiết của hình ảnh in. 
Lưới in Có rất nhiều loại lưới in với nhiều độ dày khác nhau, tùy thuộc vào chi tiết hình in. Chi tiết hình in càng nhỏ thì lưới in càng dày và ngược lại. 
Cây gạt mực Cần gạt mực thường được làm bằng cao su nhằm đảm bảo độ bám linh hoạt khi kéo mực, giúp mực in thấm đều qua lưới. 
Mực in Phụ thuộc vào từng bề mặt in ấn và yêu cầu về độ bền màu mà mực in sẽ khác nhau. 
Bàn in Bàn in được cố định chắc chắn đảm bảo chất lượng bản in không bị rung, lệch trong quá trình in. 

Trên thị trường in ấn hiện nay công nghệ in lụa vẫn là một trong những phương pháp in ấn được sử dụng phổ biến nhất nhằm cho ra những ấn phẩm hoàn hảo nhất. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu, có cái nhìn tổng quan về phương pháp in lưới. Nếu bạn đang có nhu cầu sản xuất túi vải hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 087 909 6666 để được hỗ trợ sớm nhất nhé!

>>>> BẠN CÓ BIẾT: